Cây nhàu giúp phòng chống rất nhiều bệnh tật

Viêt Nam là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loại dược liệu quý tuy nhiên chưa được phổ biến rộng rãi. Một trong những số đó là trái nhàu noni  – sản phẩm của Việt Nam được người Hàn Quốc rất ưa chuộng và tin dùng vì những tác dụng tuyệt vời của nó.

Thế Hoàng

Cây Nhàu có tên khoa học Morinda citrifolia, thuộc họ cà phê. Ở nước ta, cây nhàu mọc nhiều ở vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, ao hồ hoặc mương rạch khắp các tỉnh miền nam và một số tỉnh miền trung.

Trái nhàu hình tròn hoạc bầu dục, có từng múi nhỏ. Quả dài khoảng 5 – 7 cm, lúc còn non màu xanh lợt, khi chín có màu trắng hoặc hồng, vị cay nồng, khó ngửi. Khi chín, quả rất mềm và có thể ăn được.

cay-nhau-giup-phong-chong-nhieu-benh-tat

Đông y thường chỉ sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng để làm thuốc. Theo kết quả nghiên cứu của các thầy thuốc và nhà khoa học, trái nhàu khô, tươi, rễ nhàu, lá nhàu đều có rất nhiều dược tính. Có thể kể qua lược qua các tác dụng hỗ trợ phòng và chống bệnh từ cây nhau như: tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ, làm đẹp da, tóc chống lão hóa, căng thẳng thần kinh; tốt cho tiêu hóa, chữa viêm loét dạ dày; trị đau lưng, phong thấp, nhức mỏi xương khớp; ổn định huyết áp, hỗ trợ đều trị cao huyết áp, hạ huyết áp kéo dài; trị hen suyễn; hạ và ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường, lợi tiểu, nhuận tràng; nâng cao hệ miễn dịch, giải độc. Đặc biệt, trái nhàu còn sản xuất ra tế bào T, giúp đề kháng tế bào lạ, ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư.

Anh Trần Văn Thời, Giám đốc Công ty Cổ phần Starfoods Việt Nam cho biết :

” Sản phẩm từ nhàu có nguồn gốc thiên nhiên đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Thế nhưng người Việt vẫn chưa biết nhiều và chưa thật sự quan tâm đến cây này. Chính vì vậy, chủ yếu là người Hàn Quốc săn lùng “

Cách sử dụng trái nhàu từ cây nhàu

Sản phẩm từ cây nhàu có thể dùng hằng ngày để bồi bổ sức khỏe, phòng bệnh cho mọi người trong gia đình. Tất cả các bộ phận của cây nhàu đều rất nhiều hoạt chất, tốt cho sức khỏe.

Được biết, tất cả các thành phần từ cây nhàu đều được tận dụng triệt để. Người ta dùng cả quả, thân, vỏ, rễ, lá làm thuốc. Cây nhàu có thể chế biến thành các sản phẩm như bột nhàu, viên nhàu, xà bông nhàu, nước cốt nhàu và một số bài thuốc phòng chống bệnh tật.

cong-dung-cua-trai-nhau

Quả nhàu làm sạch, ngâm rượu trắng chỉ sau khoảng 1 tháng là dùng được. Rễ nhàu thái lát mỏng để sấy khô làm thuốc hoặc ngâm rượu đều được. Những người mắc bệnh về đường tiêu hóa, sản phụ bị thiếu máu sau sinh cần dùng vỏ cây nhàu để sắc nước uống, liều dùng là 8 – 12g/ngày. Lá nhàu có thể dùng nấu canh ăn có vị rất đặc trưng và bổ dưỡng. Ngoài ra, lá nhàu còn được dùng giã nát, đắp vết thương, lở loét cực kỳ hiệu nghiệm. Đối với người bị viêm khớp thì lấy chất trong lá nhàu đắp sẽ cảm thấy hiệu quả tức thì. Bột nhàu hòa nước sôi dùng thay trà hằng ngày.

Để có được nước cốt nhàu, người ta lấy quả nhàu chín, ướp với đường, tỷ lệ là 3% đường + 70% trái nhàu. Sau đó cho vào bình thủy tinh, trộn đều, ủ khoảng 3 tuần là dùng được. Nếu làm thủ công thì nên bảo quản trong tủ lạnh. Hiện nay, trên thị trường có bán nước trái nhàu noni được sản xuất dựa trên máy móc, nhưng vẫn phải sử dụng chất bảo quản.

9 TAC DONG DEN SUC KHOE CUA BAN SAU KHI SU DUNG TRAI NHAU 4(1)

Theo khoa học, các sản phẩm từ nhàu có rất nhiều công dụng, nhưng khi dùng chữa bệnh cũng cần phải căn chỉnh theo liều lượng nhất định. Đối với bệnh nhân mới sử dụng trái nhàu lần đầu thì cần dùng nước ép quả nhàu, mỗi ngày uống khoảng 160ml. Trường hợp chấn thương đột ngột, tiểu đường hoặc ung thư cần uống từ 190ml – 250ml/ngày. Trường hợp bệnh nhân đang nguy kịch thì chỉ sử dụng 500 – 600ml/ngày, chia nhiều đợt uống hằng ngày.

 

Chú thích ảnh:

Nhau1: Trái nhàu có rất nhiều công dụng trong phòng và chống bệnh

Nhau2: Trái nhàu mọc ở một số tỉnh miền trung và miền nam Việt Nam

Nhau3: Mỗi kg trái nhàu khô bán trên thị trường với giá 150.000 đồng