Qua bài Chân dung cây nhàu, các bạn đã phần nào hình dung ra diện mạo cây nhàu. Hôm nay sẽ là những chia sẻ về công dụng của lá nhàu, hi vọng đem đến cái nhìn đầy đủ hơn để thêm yêu mến cây thuốc này.
Nhàu mọc nhiều ở miền Nam và miền Trung Việt Nam, ít thấy ở miền Bắc. Cây nhàu cao khoảng bảy tám mét, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, dọc duyên hải ngang với mặt nước biển, dọc bờ sông hay suối, có khi mọc cả ở trên rừng, gần đây đã được trồng hàng loạt. Loại cây này bốn mùa đều xanh tươi, có thể thu hoạch quanh năm. Rễ thu hái vào mùa đông, Quả vào mùa hạ. Riêng với lá cây nhàu thu hoạch vào mùa xuân là tốt nhất. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi.
Hình dạng, cấu tạo của lá cây nhà
Lá nhàu là lá đơn, mọc đối. Phiến lá to, hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn; dài 15-30 cm rộng 10-15 cm. Ở mặt trên lá có màu xanh bóng đậm, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, có khoảng 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá dài 1-2 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, cao 1-1,5 cm, màu xanh nhạt.
Lá cây nhàu
Lá nhàu cũng chứa hợp chất moridin là một anthraquinoic kết tinh thành tinh thể hình kim, màu vàng cam, tan trong nước sôi và các chất kiềm, ít tan trong nước lạnh, không tan trong ether
Theo y học hiện đại
Một phát hiện mới được công bố tại Hội thảo Hóa học Quốc tế (International Chemical Congress of the Pacific Basin Societies Meeting) tổ chức tại Honolulu, Saludes và các trường đại học Phi-líp-pin là về khả năng diệt khuẩn lao Mycobacterium của cây Nhàu trong điều trị lao. Hội thảo cho hay chiết xuất cô đặc từ lá cây nhàu trị bệnh có thể tiêu diệt 89% vi khuẩn trong ống nghiệm, có hiệu quả gần như thuốc chống lao hàng đầu Rifampcin (tiêu diệt 97% trong cùng một nồng độ). Đặc tính trị bệnhnày của lá nhàu đang được nghiên cứu ứng dụng vào việc sản xuất thuốc kháng lao.
Theo y học cổ truyền
Lá nhàu có tác dụng giúp dễ ngủ, khoẻ gân cốt, tăng cường sức lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt hoặc sắc uống chữa đi lỵ, tiêu chảy, cảm sốt. Dùng bên ngoài giã đắp làm lành vết thương, vết loét, mụt nhọt, giúp chóng lên da non. Dịch lá được dùng đắp trị bệnh viêm khớp gây đau nhức. Ngoài ra có thể dùng làm thuốc bổ nói chung.
Một số cách trị bệnh từ lá cây nhàu
- Để chữa lỵ, tiêu chảy, cảm sốt, ta dùng 3-6 lá nhàu tươi, rửa sạch nấu với 500ml nước cho đến khi còn khoảng 200ml, uống mỗi ngày 2 lần. Uống liên tục 2-5 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm.
- Với bệnh mụt nhọt, ta dùng lá nhàu giã nhuyễn, đắp lên mụt nhọt vài ngày sẽ khỏi và chỗ mụt nhọt đó cũng mau lên da non.
- Lấy dịch lá nhàu bôi lên vùng khớp bị viêm, đau nhức.
- Lá nhàu non um với lươn hoặc nấu canh với thịt bò có tác dụng bồi bổ cho người vừa ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể giúp hồi phục sức khỏe.
Ẩm thực lá nhàu
Lá nhàu có vị đắng nên không làm rau ăn sống, mà được chế biến dưới dạng lá nhàu luộc, lá nhàu xào, lá nhàu hấp-chưng-um. Ngoài món lươn um lá nhàu đã được giới thiệu, lá cây nhàu còn có mặt trong nhiều món ăn hấp dẫn khác như:
- Cật heo nướng lá nhàu,
- Cá diêu hồng hấp lá nhàu,
- Lá nhàu cuộn lòng gà,
- Nhộng ong vò vẽ nướng lá nhàu,
- Ếch um lá nhàu
- Rắn trun xào lá nhàu…
Hiện nay, công ty Cổ phần Starfoods Việt Nam tự hào là nhà cung cấp Trái nhàu hàng đầu tại thị trường Miền Bắc hiện nay với thương hiệu Trái Nhàu Tâm Thành đã được đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Đài Loan. Chúng tôi có đa dạng các sản phẩm về nhàu như bột nhàu, viên nhàu khô, nước cốt nhàu, trái nhàu tươi/khô, rễ nhàu, xà bông nhàu.
Các sản phẩm nhàu của Tâm Thành
Nếu các bạn có nhu cầu mua sản phẩm có thể liên hệ theo số điện thoại 0976.810.969 – 0936.186.369 hoặc liên hệ qua email :cskh@starfoods.vn hoặc truy cập tại cửa hàng của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sản phẩm nhé!
>>> Xem thêm: