Cây nhàu trong trong Đông Y là một vị thuốc dân gian cực kỳ quý dùng để chữa bách bệnh. Thời xưa khi chưa có các loại thuốc Tây, con người vẫn sử dụng các bộ phận của cây nhàu. Đồng thời kết hợp với các dược liệu khác để hỗ trợ điều trị các loại bệnh.
Tuy nhiên dù có lợi cho sức khỏe, bạn cũng cần biết được những đặc tính của loại quả này. Cũng như tác dụng của quả nhàu là gì và những lưu ý cần nắm khi sử dụng trái nhàu trong Đông Y nhé.
Nhận biết cây nhàu – Cây noni
Cây nhàu còn gọi là cây ngao, hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L. ), họ Cà phê (Rubiaceae) thuộc loại thân gỗ, cao khoảng 6 – 8 m. Thân cành nhẵn, cành non mập mạp có 4 cạnh, hơi dẹt, có rãnh màu lục hoặc nâu nhạt.
Lá mọc đối, hình bầu dục, hoặc hình trứng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng sau vàng nhạt. Quả thịt, hình trứng hoặc hình cầu, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau. Khi chín có màu vàng hoặc hồng nhạt, mọng nước, dễ bị bỡ.
Ở Việt Nam, nhàu phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, như Khánh Hòa, Bình Định… thường mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy, thậm chí cả ở vùng rừng ven biển. Hiện nay có trồng nhiều nơi ở miền bắc như Hà Nội, Ba Vì, Thái Bình…. Nhàu thường được trồng ở vườn xen lẫn với các cây ăn quả khác để dễ chăm sóc.
Trái nhàu trong Đông Y có thể khai thác nhiều bộ phận để làm thuốc, như vỏ cây, rễ, lá, quả đều có thể sử dụng để chữa một số bệnh. Quả nhàu được thu hái khi quả đã già hoặc sắp chín, sau đó mang đi rửa sạch, để ráo nước. Để bảo quản quả nhàu được lâu, mọi người thường cắt thành từng khoanh tròn ngang quả dầy 5mm, phơi trong bóng râm cho khô, nơi thoáng gió, hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 50 độ C đến khô.
Các hoạt chất chứa trong các bộ phận của cây nhàu
Vỏ rễ nhàu chứa thành phần moridon, axit rubicloric, alizarin α – methyl ether và một số dẫn chất của hợp chất anthraquinon. Lá nhàu chứa iridoid glycosid có lợi cho sức khỏe.
Quả nhàu có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý hiệu quả. Một số chất có trong nhàu phải kể đến như: calo, protein, chất béo, các loại vitamin C, E, đường, kali, biotin, canxi, magie, folate,… Ngoài ra còn có các chất chống oxy hóa như iridoids, beta-carotene,…
Tác dụng chữa bệnh của các bộ phận thuộc cây nhàu
Mỗi bộ phận của cây noni đều có nhiều lợi ích trong điều trị bệnh và phục hồi sức khỏe.
Trái nhàu trong Đông Y
Trái nhàu trong Đông Y có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Được dùng trị táo bón, tiểu tiện không thông, điều kinh, hạ sốt, chữa ho, hen. Ngoài ra, còn dùng với tính chất tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dịch chiết quả nhàu có tác dụng giảm sự tiết axit ở dạ dày, tá tràng, rất có lợi cho các trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trào ngược dịch dạ dày. Hoặc viêm phế quản, hen suyễn, các bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, vảy nến, bệnh lupus ban đỏ….
Khi ăn trái nhàu có vị chát và để lại một mùi hăng nhẹ nên sẽ rất kén người khi ăn sống. Vì vậy mọi người thường sử dụng nước ép hoặc các sản phẩm làm từ quả nhàu như nhàu ngâm đường, nhàu khô ngâm rượu, viên nhàu, bột nhàu, nước cốt nhàu,… để thay thế.
Một số công dụng của quả nhàu đối với sức khỏe:
- Với khả năng loại bỏ các độc tố bên trong cơ thể, quả nhàu có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ sức khỏe hiệu quả.
- Ổn định huyết áp dành cho những người bị cao huyết áp lâu.
- Điều trị giảm đau nhức, đau nửa đầu, phong thấp.
- Hỗ trợ co bóp dạ dày, có các chất giúp hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, giúp lợi tiểu, nhuận tràng.
- Ngăn ngừa ung thư, hạn chế sự phát triển của các khối ưu.
- Hỗ trợ giảm cân, giữ dáng và làm đẹp da mịn màng.
- Trị một số bệnh ngoài da như mụn, mụn cóc
- Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm khớp, đau nhức xương khớp.
- Giảm ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với cơ thể
Rễ nhàu trong Đông Y
Rễ nhàu có tác dụng hạ huyết áp mạnh và kéo dài, ức chế nhẹ đối với hệ thần kinh trung ương, ức chế nhiều loại tế bào ung thư. Đồng thời rễ cây nhàu còn có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ đường huyết.
Bên cạnh đó rễ nhàu có tác dụng trừ phong thấp, nhuận tràng, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh yếu mệt. Trong Đông Y rễ nhàu có vị chát, tính bình. Bạn có thể sử dụng với lượng 10 – 12g/ngày, dạng thuốc sắc, ngâm rượu, phối hợp với các vị thuốc khác để hỗ trợ trị bệnh.
Ngoài ra, lá của cây nhàu còn có tác dụng điều trị chứng lỵ, làm thuốc bổ hoặc trị mụn nhọt rất tốt. Có thể sử dụng với liều lượng 8-20g lá nhàu/ngày.
Một số chứng bệnh có thể sử dụng trái nhàu theo Đông Y
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sử dụng quả nhàu để trị bệnh như:
Bài thuốc trái nhàu trong Đông Y điều trị chứng cao huyết áp
- Nguyên liệu: rễ nhàu 10- 20 gram.
- Cách làm:
-
- Bước 1: Rễ nhàu mang đi rửa sạch, thái nhỏ, đem phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ phù hợp.
- Bước 2: Sắc hoặc hãm rễ với nước trong 15-30 phút.
- Cách dùng: Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ để đem lại kết quả tốt nhất
Bài thuốc trái nhàu trong Đông Y đau nhức xương khớp
Để trị đau nhức lưng xương, đau dây thần kinh ngoại biên, bạn có thể tham khảo phương pháp sau:
- Nguyên liệu: rễ cây nhàu 100 gram, 1 lít rượu trắng hoặc rượu nếp.
- Cách làm:
-
- Bước 1: Rễ nhàu mang đi rửa sạch và phơi khô hoặc sấy khô
- Bước 2: Cho rễ cây nhàu vào hũ, ngâm cùng 1 lít rượu.
- Bước 3: Sau 3 – 4 tuần lễ, có thể chiết lấy dịch ngâm. Tiếp tục thêm rượu chiết vài lần, gộp dịch chiết.
- Cách dùng: Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 20 – 30ml trước bữa ăn để phát huy công dụng.
Ngoài ra bạn có thể điều trị các bệnh liên quan đến táo bón hoặc kiết lỵ bằng cách sau:
- Trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh, dùng quả nhàu chín ăn với muối, mỗi lần 3 – 5 quả.
- Trị kiết lỵ, lấy độ 3 – 5 quả nhàu đã già, nướng chín ăn, hoặc lấy 10 – 12g lá nhàu sắc uống. Cũng có thể phối hợp với 10g cỏ sữa để tăng thêm hiệu quả.
Bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu chảy và lỵ
- Nguyên liệu: lá nhàu tươi tầm 3-6 lá
- Cách làm:
-
- Bước 1: Lá nhàu rửa thật sạch bằng nước nhiều lần rồi để ráo
- Bước 2: Đun 500ml nước sôi cùng lá nhàu, đun nhỏ lửa đến khi nước khô lại còn khoảng 200ml.
- Cách dùng: Uống nước trong vòng 2-5 ngày. Mỗi lần uống 200ml nước lá nhàu.
Chữa đau nửa đầu, nhức đầu
- Nguyên liệu: rau má 12g, hạt muồng trâu 12g, rễ nhàu 24g, củ gấu 8g
- Cách làm: Cho tất cả dược liệu vào ấm sắc cùng 500ml nước. Đun sôi đến khi nước còn 250ml.
- Cách dùng: Uống 2 lần/ ngày khi thuốc còn nóng. Mỗi lần uống 125ml/ lần.
Nước ép quả nhàu trị bệnh trong Đông Y
Bên cạnh sử dụng quả nhàu để chuyên trị bệnh, bạn có thể sử dụng nước ép quả nhàu thường xuyên để bồi bổ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Đối với người khỏe mạnh, nên uống 30ml nước ép nhàu/ ngày
- Đối với người cao tuổi cần cải thiện các bệnh về tim mạch, viêm khớp,…, nên uống 60ml nước ép nhàu/ ngày
- Đối với người bị chấn thương, uống 180ml nước ép nhàu/ ngày
- Đối với người mắc ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, uống 180ml/ ngày
Tuy nhiên, các bệnh nhân thuộc các trường hợp sau nên lưu ý về liều lượng khi sử dụng nước ép nhàu, đó là:
- Người mắc huyết áp thấp
- Người bị tiểu đường loại 2, gan nhiễm mỡ không do rượu
- Người viêm thận mãn tính, suy gan, suy thận, tăng kali huyết
- Hạn chế sử dụng cùng các loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng gan
- Phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhàu tươi
Với những công dụng thần kỳ của trái nhàu trong Đông Y nhưng cách dùng thì cực kỳ đơn giản. Thật khó để bỏ qua vị thuốc đặc biệt này đúng không nào. Công ty Cổ phần Starfoods Việt Nam tự hào là nhà cung cấp trái nhàu hàng đầu tại thị trường Miền Bắc hiện nay. Với thương hiệu Trái Nhàu Tâm Thành đã được đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Nếu bạn cần tư vấn về các sản phẩm từ quả nhàu có thể liên hệ qua website https://trainhaukho.com/ hoặc số hotline: 0976.810.969 – 0936.186.369 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
Xem thêm: