Rễ nhàu khô – Vị thuốc hữu hiệu từ tự nhiên

Rễ nhàu là bộ phận được dùng làm thuốc nhiều hơn cả trong các bộ phận của cây nhàu. Nhàu thuộc họ cà phê, mọc nhiều ở những vùng ẩm thấp dọc theo bờ sông, suối, mương rạch. Dược liệu là phần rễ của cây nhàu, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Các bộ phận khác (quả, lá) trị bệnh đường tiêu hóa thường được dùng tươi.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và công nhận những công dụng của cây nhàu đối với sức khỏe con người. Nhàu không còn là một vị thuốc dân gian được người dân sử dụng khắp nơi, ngày nay chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh.

Rễ nhàu là rễ của cây nhàu, rễ nhàu tươi có màu vàng tươi như nghệ, khi phơi khô sẽ có màu vàng sẫm. Đây là một cây thuốc quý được sử dụng lâu đời ở nước ta. Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng cây nhàu để làm thuốc chữa bệnh, mà đặc biệt là rễ và trái nhàu.

Thu hái, chế biến – Rễ nhàu có tác dụng gì?

Trong Đông y, cây nhàu đặc biệt quý vì tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc bao gồm cả thân, quả, lá, rễ và bộ phận được sử dụng nhiều nhất là rễ nhàu.

Rễ nhàu tươi thường sẽ được người dân thu hoạch vào mùa đông. Để làm thuốc, phải đào một phần rễ cây nhàu, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng, đem phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó bảo quản cẩn thận để đảm bảo giữ được tinh chất của rễ.

Thành phần hóa học

Một nghiên cứu y học cho thấy chiết xuất từ ​​rễ nhàu có tác dụng làm dịu thần kinh, hạ huyết áp trong thời gian dài. Bên cạnh đó có tác dụng lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng nhẹ, không gây nghiện, ít độc hại. Dược liệu rễ nhàu có vị đắng, tính ấm có tác dụng trừ phong thấp, thông huyết mạch. Thuốc từ rễ nhàu cũng có thể giúp hạ huyết áp ở bệnh nhân cao huyết áp, đổng thời tăng huyết áp ở bệnh nhân huyết áp thấp. Do đó, rễ nhàu có hai tác dụng đáng chú ý là xoa dịu tinh thần và kích thích tuần hoàn máu.

rễ nhàu

Rễ nhàu 

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh rằng rễ nhàu có tác dụng hỗ trợ điều trị ho, cảm, kiết kỵ, bệnh tiểu đường, bạch đới, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, tê chân, tê tay. Rễ nhàu còn giúp điều trị chứng đau đầu kinh niên, suy nhược thần kinh, đau nửa đầu, mất ngủ.

Thậm chí trong dân gian, rễ cây nhàu còn được sử dụng để nhuộm màu cho vải lụa, quần áo.

Công dụng chữa bệnh của rễ nhàu

Theo kinh nghiệm dân gian, quả nhàu non có thể thái nhỏ phơi khô, sao vàng nấu nước uống, có tác dụng như rễ nhàu giúp giảm đau, người bị hen suyễn bớt cơn hen, giảm căng thẳng, chữa đau nửa đầu, đau lưng, đau cơ, dưỡng tâm, an thần, thông kinh hoạt huyết.

rễ nhàu

Công dụng tuyệt vời của rễ nhàu trong chữa bệnh

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, tinh chất rễ nhàu tăng cường cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, thông thoáng các mạch máu, bền thành mạch, giảm huyết áp… Dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác trong những trường hợp sau:

Chữa nhức đầu, đau nửa đầu: Rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm) 8g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày.

Trị tăng huyết áp: Rễ nhàu khô: 30g, sắc uống như trà hàng ngày; Có thể sử dụng 2-3 tuần là một liệu trình. Tùy theo chỉ số huyết áp cơ thể (đã hạ), có thể giảm liều 8-12g/ngày.

Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh: Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, sinh khương 3g. Sắc uống, chia làm 2 lần trong ngày, uống ấm. Dùng liền 7-10 ngày

Trị đau nhức xương: Rễ nhàu khô, sao vàng 200g, ngâm với 1.000ml rượu 35 độ, sau 6-8 tuần có thể dùng được. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20ml trước bữa ăn.

Trị chấn thương, huyết ứ, bầm tím: Rễ nhàu 24g, rễ mía dò 10g; củ tầm sét 10g. Sắc uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Có thể uống 7- 10 ngày liền đến hết các triệu chứng.

Kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh: Quả nhàu chín ăn với muối.

Trị kiết lỵ, mệt mỏi, chóng mặt: Lá nhàu tươi 12g. Lá cỏ sữa 10g, sắc uống.

Chữa mụn nhọt: Lá nhàu tươi, giã nát, đắp lên vết thương.

>>> Xem thêm: 

Những bài thuốc chữa bệnh từ rễ nhàu

Chữa cao huyết áp – Rễ nhàu có tác dụng gì?

Lấy 30 – 40g rễ nhàu hãm với nước nóng, uống như nước trà. Kiên trì uống liên tục 2 tuần sẽ thấy hiệu quả, sau đó giảm liều lượng dùng và uống thêm 2 – 3 tháng.

Chữa phong thấp

Láy rễ nhàu, thổ phục linh, dây đau xương và rễ cỏ xước mỗi loại dược liệu 20g và 6g cam thảo dây. Sắc tất cả dược liệu trên với 500ml nước, đến khi nước sắc lại còn 250ml thì ngưng. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày, ngày uống 1 thang, nên uống khi thuốc còn nóng.

Chữa đau nhức xương khớp do thời tiết thay đổi

Lấy rễ nhàu, vòi voi mỗi loại dược liệu 40g, nghệ vàng, nghệ đen, chùm gửi cây dâu, thiên niên kiện, trần bì, đỗ trọng, quế chi mỗi loại 20g, 10g quả ô môi, 500g đường cát và 2 lít rượu trắng. Đem tất cả dược liệu trên ngâm với rượu khoảng 7 – 10 ngày. Sau đó chỉ chắt lấy phần nước bỏ phần bã, rồi pha thuốc rượu khuấy cùng với đường cho đường tan đều. Ngày dùng 2lần, mỗi lần dùng 30ml vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa suy nhược cơ thể, bồi bổ sức khỏe

Lấy một nắm lá nhàu non, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất, để ráo rồi cắt thành sợi nhỏ. Nấu lá nhàu với thịt bò nạc hoặc lươn, dùng canh ăn kèm với chút cơm trắng.

Chữa suy nhược thần kinh, cao huyết áp, mệt mỏi

Lấy 24g rễ nhàu, 12g thảo quyết minh đã sao thơm, rau má, thổ quyết minh mỗi loại 8g, 6g vỏ bưởi và 3 lát gừng. Sau đó sắc với 5 phần nước, đến khi nước sắc lại còn 2 phần thì ngưng. Chia thuốc làm 2 phần uống trong ngày và uống khi thuốc còn nóng.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Có rất nhiều chị em vẫn thờ ơ với hiện tượng kinh nguyệt không đều hoặc không theo chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt thất thường. Tuy nhiên, điều này sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản của nữ giới. Các vấn đề nguy hiểm như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung thậm chí là vô sinh đều có thể xuất hiện.

Rễ nhàu có khả năng điều hòa kinh nguyệt và nếu dùng rễ nhàu đúng liều lượng có thể khiến các cơn đau bụng kéo dài khi tời tháng sẽ giảm bớt. Khi người phụ nữ thay đổi cơ thể trong thời kỳ rụng trứng sẽ không còn khổ sở nữa. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là một chỉ báo tốt về sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Lợi tiểu, tăng khả năng bài tiết của cơ thể

Hiện nay, với chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý có thể khiến chức nắng của các cơ quan bài tiết bị rối loạn. Cơ thể khó đào thải những chất thải ra ngoài nên chúng ta dễ bị ngộ độc và cảm thấy khó chịu.

Rễ nhàu là một trong những phương pháp điều trị không thể bỏ qua đối với những người gặp phải các vấn đề như bí tiểu, đại tiện khó khăn. Các gốc tự do là nguyên nhân chính gây ra quá trình oxy hóa trong cơ thể. Rễ nhàu chắc chắn là một loại thuốc hàng đầu, đặc biệt để hạn chế và tiêu diệt các gốc tự do. Bằng cách này, các chất độc hại trong cơ thể chúng ta sẽ được kiểm soát và đào thải.

Giúp chống viêm, giảm đau và phục hồi tổn thương

Rễ nhàu có khả năng phục hồi hiệu quả sau các tổn thương trên cơ thể. Bên cạnh đó, rễ nhàu có chứa dược liệu có tác dụng giảm đau cực mạnh, tạo cảm giác dễ chịu, giảm thiểu cảm giác đau đớn cho vùng bị thương.

Rễ nhàu có thể dùng làm thuốc bôi chữa các bệnh ngoài da như lở loét, mẩn ngứa hay ghẻ. Thông thường, rễ nhàu khô sẽ được đâm thành bã, rồi lấy nước và bã xoa lên vùng da bị bệnh. Làn da của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt sau 4 lần sử dụng.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm: 

Nguồn: Tổng hợp