Trái nhàu thực sự có thể chữa bệnh giảm tiểu cầu?

Bệnh thiếu tiểu cầu hay giảm tiểu cầu là một trong các bệnh lý về máu khá phổ biến. Sự thiếu hụt tiểu cầu có những ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe, đời sống của người bệnh. Vậy căn bệnh này có nghiêm trọng hay không? Trái nhàu liệu có thực sự hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị triệu chứng giảm tiểu cầu? Cùng theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Bệnh giảm tiểu cầu

Tiểu cầu là một trong ba loại tế bào máu của cơ thể. Tiểu cầu được sinh ra từ tủy xương và có kích thước rất nhỏ. Tiểu cầu đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều quá trình bao gồm đông cầm máu, tạo cụ máu đông, co cục máu đông, co mạch và sửa chửa, miễn dịch, viêm, xơ vữa động mạch.

giảm tiểu cầu

Bệnh giảm tiểu cầu

* Nguyên nhân bệnh giảm tiểu cầu

Có hai nhóm nguyên nhân chính dẫn đến giảm tiểu cầu bao gồm: tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương. Trong đó, một số nguyên nhân gây bệnh đã được xác định như:

  • Do tình trạng nhiễm trùng nặng, nhiễm kí sinh trùng
  • Nhiễm virus cúm, sởi, quai bị, viêm gan siêu vi
  • Do tác động của các bệnh có lách to như xơ gan, cường lách.
  • Ảnh hưởng của các bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm nút động mạch, viêm đa khớp dạng thấp…
  • Do các bệnh về máu như suy tủy toàn bộ, xơ tủy, ung thư máu, ung thư hạch, ung thư tủy di căn, thiếu máu tiêu huyết tự miễn.
  • Do tác động từ các độc chất và một số loại thuốc như: thuốc an thần, thuốc hạ nhiệt, thuốc kháng sinh, một số loại thuốc cảm cúm…
  • Một số trường hợp thiếu tiểu cầu không xác định được nguyên nhân, được gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn.

* Các biểu hiện của căn bệnh này thường bao gồm:

  • Xuất hiện tình trạng xuất huyết, đặc biệt ở da và niêm mạc. Đây cũng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh. Nếu bị chảy máu dưới da, người bệnh có thể xuất hiện các chấm, nốt hoặc mảng bầm máu tụ dưới da. Người bệnh cũng có các dấu hiệu chảy máu mũi, lợi chân răng.
  • Xuất huyết nội tạng, xuất huyết não và màng não, xuất huyết phổi, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục (thể hiện ở tình trạng đa kinh, rong kinh) nếu mức độ bệnh nghiêm trọng hơn. -Có các dấu hiệu thiếu máu tương xứng với mức độ chảy máu.

2. Cách hỗ trợ điều trị hiệu quả

Người mắc bệnh thiếu tiểu cầu cần thực hiện chế độ vận động, sinh hoạt, ăn uống phù hợp, có lợi như sau:

Chế độ vận động, sinh hoạt:

  • Tránh các hoạt động có thể gây ra chấn thương, dễ bị va chạm và cần gắng sức nhiều như bóng đá, quyền anh đối kháng…
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ. Một số thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến tiểu cầu như aspirin và ibuprofen.
  • Tăng cường rèn luyện thể dục, nâng cao khả năng phòng tránh và ngăn chặn bệnh tự nhiên.

Chế độ ăn uống:

  • Uống rượu ở mức độ vừa phải hay ngưng uống vì rượu làm chậm quá trình sản xuất tiểu cầu. Tránh ăn các đồ ăn đông lạnh. Giảm ăn các loại như lúa mì trắng, gạo trắng và các sản phẩm thực phẩm đã qua tinh chế vì các thực phẩm qua tinh chế sẽ bị mất đi chất dinh dưỡng tự nhiên ở vỏ ngoài của nó.
  • Nên ăn các thực phẩm tươi, đặc biệt là rau củ quả, bởi chúng mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất. Các thực phẩm còn ở dạng thô như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lức và lúa mì cũng rất có lợi. Ăn nhiều loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Các thực phẩm này sẽ giúp cơ thể thêm nhiều năng lượng, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
  • Trong y học dân gian, người ta dùng nhiều loại thảo dược để điều trị bệnh, một trong những giải pháp vừa tiết kiệm vừa hiệu quả cho sức khỏe con người là dùng trái nhàu để điều trị bệnh

3. Một số cách dùng trái nhàu điều trị bệnh tiểu cầu

Ngâm rượu trái nhàu: Đầu tiên bạn cần chọn được những trái nhàu khô chất lượng, không có mùi hay nấm mốc, cũng không nên chọn những quả nhàu khô non vì sẽ có ít công dụng hơn những quả già, chỉ nên chọn những quả Nhàu khô bóng đẹp, màu nâu sậm, quả đều nhau và có mùi thơm dễ chịu.

rượu nhàu

Rượu nhàu

Sau khi đã chọn được trái nhàu đảm bảo chất lượng bạn tiến hành ngâm rượu, lưu ý nên ngâm trong bình thủy tinh, vừa mang đến tính thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn cho người sử dụng bởi bình nhựa thường có các tạp chất có hại. Với 1 kg trái nhàu, bạn rửa sạch, để ráo nước cho khô lại rồi ngâm từ 3 đến 4 lít rượu rồi ngâm trong 1 – 6 tháng là có thể sử dụng được, ngâm càng lâu sẽ càng tốt. Bạn có thể sử dụng rượu trái nhàu hàng ngày, nhưng chỉ nên dừng ở mức 1- 3 chén nhỏ mỗi ngày.

Trái nhàu khô rất phù hợp để ngâm rượu uống mỗi ngày. Cách ngâm rượu trái nhàu không hề cầu kỳ mà bạn có thể sử dụng được lâu, rượu được ngâm càng lâu càng tốt. 

Hoặc bạn cũng có thể đem trái nhàu khô đã làm sạch đi sắc nước uống, như vậy sẽ ra được nhiều chất hơn. Với cách này bạn cũng chỉ cần từng từ 10 – 15 gram trái Nhàu khô, sắc nước, đun riu lửa trong từ 10 – 15 phút kể từ khi nước sôi để trái nhàu ra hết chất và đạt được công dụng tối đa.

Bột trái nhàu: Không chỉ dùng để làm trà hay ngâm rượu bạn cũng có thể tận dụng những trái nhàu khô để tán thành bột phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Với việc tán trái nhàu khô đem tán thành bột bạn cần đảm bảo được bột sau khi tán phải mịn, đều, tránh còn nhiều vụn to sẽ khó sử dụng. Nếu như bạn muốn pha nước uống mỗi ngày, cần 2 -3 thìa bột pha với nước ấm, có thể dùng thêm đường nếu muốn tăng vị ngọt, dễ uống hơn và nên sử dụng sau bữa ăn để đem lại hiệu quả tốt nhất.

quả nhàu khô

Trái nhàu khô có công dụng chữa bệnh giảm tiểu cầu

Hiện nay, công ty Cổ phần Starfoods Việt Nam tự hào là nhà cung cấp Trái nhàu hàng đầu tại thị trường Miền Bắc hiện nay với thương hiệu Trái Nhàu Tâm Thành đã được đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ. Sản phẩm của chúng tôi đã có mặt tại các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Đài Loan. Chúng tôi có đa dạng các sản phẩm về nhàu như bột nhàu, viên nhàu khô, nước cốt nhàu, trái nhàu tươi/khô, rễ nhàu, xà bông nhàu…

Nếu các bạn có nhu cầu mua sản phẩm có thể liên hệ theo số điện thoại 0976.810.969 – 0936.186.369 hoặc liên hệ qua email :contact@starfoods.vn hoặc truy cập tại cửa hàng của chúng tôi để tìm hiểu thêm về sản phẩm nhé!

>>> Xem thêm: