Lá Nhàu cho sức khỏe và vẻ ngoài rạng rỡ

Nhiều bộ phận của cây Nhàu được dùng làm món ăn, bài thuốc tốt trong dân gian, giúp người đầu bạc lẫn kẻ đầu xanh thêm vững gối, sáng trí.

Theo một số tài liệu đông y, nhàu rừng nên thuốc hơn nhàu vườn.Những người đi rừng vùng tây Nam bộ cho biết, con dơi cũng thích ăn trái nhàu. Và chính loài chim ăn đêm này đã góp phần gieo hạt giống nhàu mọc khắp nơi các vùng miền Nam.

Lá nhàu non – vàng miếng cho sức khỏe

Lá nhàu non sở hữu duy nhất độ đắng đến nhăn mặt. Nếu đứng riêng lẻ, nó không khác loại rau vô duyên, vì không có hậu ngọt hoặc chát tựa lá sầu đâu, rau đắng, hay khổ qua. Song khi kết hợp trong vật thực, nó tạo nên đặc trưng riêng mà hiếm có vị rau nào có được, khiến người ăn thêm ấn tượng. Bởi nó góp phần kích thích dịch vị, tạo cảm giác thèm ăn và nhiều công dụng bổ ích khác.

Lá nhàu có tác dụng tăng lực, hạ sốt, điều kinh.Thường dùng chữa lị,ho,cảm sốt,tiêu chảy hay nấu canh ăn rất bổ dưỡng. Lá nhàu chống viêm,khi bị các vết thương ngoài da như: bầm tím,lở loét,mụn nhọt chỉ cần rửa sạch lá nhàu,giã và đắp lên giúp da sớm mọc da non.Đặc biệt món lươn um lá nhàu còn là đặc sản Nam bộ có tác dụng bổ dưỡng,tăng cường và hồi phục sức khỏe,phù hợp cho người mới ốm dậy.

Tuy nhiên, vẫn có người không cởi mở với vị đắng của lá nhàu. Một phần do họ thiếu thông tin. Đồng thời, còn nhiều loại rau khác “có trước có sau” (vị đầu và vị hậu) hơn để lựa chọn như lá lốt, lá cách…

Cùng địa phận tỉnh Long An, nhiều dân vùng sâu Mộc Hóa ăn nhàu rất sành và phong phú. Ở vùng đất nhiễm phèn nặng này, vào mùa nắng, các loại rau thông thường phải héo úa, chỉ cây nhàu sống khỏe, quanh năm tươi tốt, xanh um.

Lá nhàu và rễ nhàu – ngọc trời cho!

Ngoài ra, lá nhàu có khả năng giúp trị chứng chứng đau nửa đầu khá hiệu quả, ít tốn kém. Theo thống kê năm 2015, nền y tế nước Mỹ và không ít dân Hoa Kỳ đang đau khổ,chịu đựng những cơn đau kiểu này. Chúng  hành hạ bất chợt người bệnh, khiến họ đau hơn búa bổ hoặc đến độ “chết đi sống lại”! Thế mới thấm thía lời phán của tiền nhân : dân ta sống và chết trên đống thuốc Nam mà không hay!

Ông Nguyễn Phúc Ưng Viên mách cho chúng tôi cách sơ chế như sau: hái nhàu già, da căng (nở gai) màu trắng tươi đem giú vào hũ (khạp) muối hột. Dùng ăn tươi, hoặc lấy trái nhàu khô đem ngâm với rươu nếp và vài giọt mật ong rừng. Trái nhàu chín tươi có mùi hơi nồng, vị chua cay.

Mỗi lần lặn lội về vườn dược liệu của anh Ba Bé, ở xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An với hàng trăm cây Nhàu tươi tốt,xanh um… chúng tôi thích nhất là được uống rươu mật nhàu. Rươu thơm dịu, ánh màu hổ phách, vị rất đằm, không cay, hậu ngọt thanh. Men vào lời ra, chuyện Đông chuyện Tây mãi đến 2 – 3 giờ khuya, sáng dậy người vẫn không mỏi mệt và nặng đầu như những trận “tửu chiến” ở Sài Gòn.

Một anh bạn chủ quán ở TP.Mỹ Tho, Tiền Giang chia sẻ bí quyết của mình rằng, uống rươu nhàu là để đẩy bệnh tật té trước ta mới đúng bài. Có nghĩa mỗi bữa ăn, uống 1 -2  ly nhỏ thôi, thường xuyên sẽ tốt hơn uống dồn. Anh lại ca: “Hai tay bưng hũ rươu nhàu là rươu nhàu. Bữa say mà bữa xỉn, té nhào là nhào xuống mương, coi chừng giống ễnh ương. Nhàu là nhào quá tay!”

Đó là những câu chuyện vui về cây nhàu với đời thực mà chúng tôi được ghi lại và muốn chia sẻ.

Sang lĩnh vực tây y, rễ cây nhàu rất được xem trọng. Nhiều giáo sư đầu ngành đã quan tâm nghiên cứu, như: Caujolle – giám đốc Trung Tâm khảo cứu quốc gia Pháp về độc tính của các chất; Ikeda làm việc ở Trung Tâm Nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản; Youngken thuộc trường đại học Dược khoa Massachusette … Cuối cùng,kết luận về các công dụng dược lý của rễ nhàu: “Nhuận tràng, lợi tiểu nhẹ và lâu dài. Làm êm dịu các dây thần kinh giao cảm,stress,giảm căng thẳng. Hạ huyết áp kéo dài. Rất ít độc và không gây nghiện”.

Có thời gian dài, thương lái Trung Quốc lùng mua rễ nhàu để làm thuốc. Rễ càng lớn, giá càng cao, khiến họ cây nghe có vẻ Lưu Linh này, một phen xôn xao, điêu đứng ở miền Nam.

 

Theo y thực triều Nguyễn, lá nhàu non và trái nhàu chín sử dụng hỗ trợ tim mạch, tuần hoàn não,hệ thần kinh giúp gan điều tiết mật thuận lợi. Nếu dùng các bộ phận này đúng cách và thường xuyên sẽ phòng ngừa và điều trị chứng đau nửa đầu.
Còn lương y Lê Ngọc Vân, chủ tịch Hội đông y, TP. Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cho rằng, trái nhàu có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu; lá nhàu làm tăng lực, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt.